Vai trò Thống chế SS

Ban đầu, danh hiệu và cấp bậc của Reichsführer-SS dùng cho người đứng đầu Allgemeine-SS.[3] Trên cương vị này, Reichsführer là chỉ huy trực tiếp của SS-Oberabschnitt Führer; đến năm 1936, Reichsführer-SS là người đứng đầu của ba nhánh SS chính: Allgemeine-SS, SS-Verfügungstruppe (SS-VT) và SS-Totenkopfverbände (SS-TV).[4][5]

Trong Thế chiến thứ hai, Reichsführer-SS có những quyền lực cá nhân hết sức to lớn. Chức vụ này chịu trách nhiệm toàn bộ về an ninh nội bộ trong Đức Quốc xã; là Tổng giám thị của các trại tập trung (thông qua Thanh tra Trại tập trung và SS-TV), và các đội tử thần cơ động Einsatzgruppen (thông qua RSHA).[2] Theo thời gian, ảnh hưởng của chức vụ này đối với cả chính sách dân sự và đối ngoại đã được xác nhận, khi Reichsführer chỉ báo cáo trực tiếp với Hitler và mệnh lệnh từ Reichsführer được thi hành mà không bị kiểm tra hoặc giám sát. Điều này có nghĩa là Reichsführer có thể thực hiện chính sách rộng rãi, chẳng hạn như kế hoạch của Đức Quốc xã về diệt chủng hoặc tiêu diệt người Do Thái, hoặc ra lệnh cho các hành vi tội phạm như vụ giết người Stalag Luft III, mà không bị cản trở.

Kể từ ngày 20 tháng 4 năm 1934, Himmler ở vị trí Reichsführer-SS đã kiểm soát cả SDGestapo.[6] Vào ngày 17 tháng 6 năm 1936, Himmler được mệnh danh là Tổng cảnh sát trưởng của Đức, qua đó đặt tất cả các cảnh sát mặc đồng phục (Orpo) và cảnh sát hình sự (Kripo) ở Đức dưới sự kiểm soát của mình. Trong vai trò này, về danh nghĩa Himmler là cấp dưới của Bộ trưởng Nội vụ, Wilhelm Frick.[2] Với những quyền hạn này, có những tranh chấp về vai trò của Reichsführer và Bộ trưởng Nội vụ.[7] Việc tranh chấp này chấm dứt vào năm 1943, khi Himmler được chính thức bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nội vụ.